TẠP CHÍ SỐ 8-TV NĂM 2018

Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa van điều trị hở van hai lá

Trần Ngọc Vũ; Lê Ngọc Thành

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả xa phẫu thuật sửa van trong điều trị bệnh hở van hai lá. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 92 trường hợp hở van hai lá được điều trị phẫu thuật sửa van tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 02 - 2010 đến 10 - 2017. Kết quả: tuổi bệnh nhân từ 5 - 69 (tuổi trung bình 37,30 ± 16,72); 60,87% nam và 39,13% nữ. Phân độ suy tim trước mổ theo New York Heart Association (NYHA): NYHA I: 1,09%, NYHA II: 88,04%, NYHA III: 10,87%, không có BN NYHA IV. Trước mổ, 71,74% bệnh nhân nhịp xoang, 28,26% rung nhĩ. Hở van hai lá được chia thành ba loại theo Carpentier: loại I (14,13%), loại II (61,95%) và loại III (23,92%). Hở van hai lá mức độ nặng ≥ 3+ chiếm 95,65%. Nguyên nhân do bệnh van tim thoái hóa (43,48%), hậu thấp (29,35%). Kỹ thuật sửa van bao gồm kỹ thuật của Carpentier và các kỹ thuật mới cải biên. Không có tử vong phẫu thuật. Thời gian theo dõi trung bình 41,25 ± 27,12 tháng, 2 bệnh nhân tử vong muộn, 1 trường hợp mổ lại, 5 trường hợp mất theo dõi. Tỷ lệ theo dõi đạt 94,57%. Kết quả tái khám lần cuối có 90,48% bệnh nhân NYHA I, hở van hai lá mức độ 1+: 82,14%, 2+: 14,29% và 3+: 3,57%. Tỷ lệ sống thêm sau mổ kéo dài ước lượng bằng phương pháp Kaplan-Meier 97,60 ± 1,70%. Tỷ lệ không bị mổ lại, không bị viêm nội tâm mạc, không bị xuất huyết do thuốc kháng đông và không bị hở van hai lá tái phát nặng sau mổ kéo dài tương ứng 97,30 ± 2,70%; 98,60 ± 1,40%; 97,10 ± 2,90% và 84,40 ± 8,20%. Kết luận: phẫu thuật sửa van mang lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân hở van hai lá với tỷ lệ sống thêm sau mổ cao, tỷ lệ biến chứng thấp và tỷ lệ mổ lại về lâu dài chấp nhận được. * Từ khóa: Hở van hai lá; Phẫu thuật sửa van hai lá; Bệnh viện Đà Nẵng.

Abstract

Objectives: To evaluate the long-term results of mitral valve repair in patients with mitral regurgitation. Subjects and methods: A retrospective study combined with a prospective study of ninety-two patients with chronic mitral regurgitation who were treated by Carpentier technique and new techniques in Danang Hospital from February 2010 to October 2017. Results: Ages ranged from 5 to 69 years (mean 37.30 ± 16.72 years). According to New York Heart Association (NYHA) functional classification: 1 patient (1.09%) in class I, 81 patients (88.04%) in class II, 10 patients (10.87%) in class III, no patient in class IV. 71.74% of patients were in sinus rhythm, 28.26% of patients were in atrial fibrillation. Mitral regurgitation was classtified into 3 types according to Carpentier: Type I with normal leaflet motion (14.13%), type II with leaflet prolapse (61.95%), and type III with restricted leaflet motion (23.92%). Mitral regurgitation grade ≥ 3+ in 95.65% of patients. Degenerative etiology was 43.48%, rheumatic (29.35%), surgical techniques included Carpentier’s techniques and new techniques. No in-hospital mortality. The mean follow-up time was 41.25 ± 27.12 months, late mortality occurred in 2 patients, 1 patient need to reoparation, 5 patients were lost follow-up. The follow-up was obtained in 94.57% of patients. 90.48% of surviving patients were in NYHA class I. Echocardiographic findings at latest follow-up examination revealed that mitral insufficiency was none or mild ≤ 1+ in 82.14%, 2+ in 14.29% and 3+ in 3.57% of patients. Kaplan-Meier survival analysis estimates were 97.60 ± 1.70% for long-term survival. Freedom from reoperation, from endocarditis, from hemorrhage and from recurrent severe mitral regurgitation were 97.30 ± 2.70%, 98.60 ± 1.40%, 97.10 ± 2.90% and 84.40 ± 8.20%, respectively. Conclusion: Mitral valve repair for mitral regurgitation had excellent outcome with high long-term survival, no hospital mortality rate, low incidence of compliacations and with acceptable rate of reoperation. * Keywords: Mitral valve regurgitation; Mitral valve repair; Danang Hospital.

BÀI VIẾT CÙNG SỐ

123
1.
2.
Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%
Nguyễn Thị Hồng Thắm; Lương Quang Anh; Nguyễn Như Lâm; Trương Thị Thu Hiền; Lê Việt Đức
3.
Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não của chế phẩm cao lỏng Trúng phong trên thực nghiệm
Đoàn Xuân Đinh; Nguyễn Minh Dũng; Lê Đức Hùng; Nguyễn Hoàng Ngân; Nguyễn Thị Thu Hằng; Nguyễn Hồng Hải
4.
5.
6.
6.
7.
8.
9.
Đặc điểm hình ảnh siêu âm của u tuyến đa hình tuyến nước bọt mang tai
Ngô Tuấn Minh; Lê Vũ Duy; Nguyễn Anh Tú; Trần Quang Vinh; Hồ Văn Thạnh
10.
11.
12.
13.
14.
123

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ
Tòa soạn: Số 160 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Trưởng ban biên tập tạp chí Y - Dược học Quân sự: Thiếu tướng GS. TS. Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện Quân y
Giấy phép số 345/GP-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2002 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
® Thiết kế bởi Ban CNTT - Phòng KHQS - Học viện Quân y