TẠP CHÍ SỐ 8-TV NĂM 2018

Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Võ Thị Hồng Phượng; Nguyễn Thị Kim Loan

Tóm tắt

Mục tiêu: phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em và đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 182 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi điều trị nội trú tại Khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: tất cả các thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam (2015). Nhóm beta - lactam được sử dụng với tỷ lệ cao nhất (85,3%). Trong đó, kháng sinh ceftriaxon sử dụng nhiều nhất (46,9%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn độc cao hơn phác đồ phối hợp (88,4% so với 11,6%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ ban đầu và thay đổi phù hợp với khuyến cáo lần lượt là 66,5%; 60,5%. Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác giữa thuốc kháng sinh với các thuốc khác trong phác đồ 4,9%. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị cho thấy tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh 72,5%. Kết luận: tất cả các thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam (2015). Tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn độc cao hơn phác đồ phối hợp. Tỷ lệ tương tác thuốc - thuốc thấp. Phần lớn bệnh nhân được đánh giá là khỏi bệnh khi ra viện. * Từ khóa: Viêm phổi; Kháng sinh; Trẻ em.

Abstract

Objectives: To analyze the use of antibiotics in treating pediatric pneumonia and evaluate the effects of antibiotic usage on treating pediatric pneumonia at the Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 182 patients, who were diagnosed as having pneumonia with inpatient care at the Pediatric Department of Hue University of Medicine and Pharmacy’s Hospital. Results: All antibiotics in the research were contained in the antibiotic list recommended by Vietnamese Ministry of Health (2015). Beta - lactam group was used with the highest rate (85.3%). Among them, ceftriaxon was used the most (46.9%). The rate of using uni-therapy regimens was higher than the rate of using multi-therapy regimens (88.4% vs. 11.6%). The rate of using initial and replacement regimens in line with recommendation were 66.5%; 60.5%, respectively. The rate of patients having interactions between antibiotics and the other kinds of drugs was 4.9%. Evaluating the effects of medicine usage in treatments showed that the rate of patients get over an illness was 72.5%. Conclusions: All antibiotics in the research were contained in the antibiotic list recommended by Vietnamese Ministry of Health. The rate of using uni-therapy regimens was higher than the rate of using multi-therapy regimens. The rate of drug interactions was low. Most patients were evaluated as getting over an illness after treatment. * Keywords: Pneumonia; Antibiotics; Children.

BÀI VIẾT CÙNG SỐ

123
1.
2.
Xây dựng công thức bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của kem mafenid acetat 8,5%
Nguyễn Thị Hồng Thắm; Lương Quang Anh; Nguyễn Như Lâm; Trương Thị Thu Hiền; Lê Việt Đức
3.
Nghiên cứu tác dụng điều trị nhồi máu não của chế phẩm cao lỏng Trúng phong trên thực nghiệm
Đoàn Xuân Đinh; Nguyễn Minh Dũng; Lê Đức Hùng; Nguyễn Hoàng Ngân; Nguyễn Thị Thu Hằng; Nguyễn Hồng Hải
4.
5.
6.
6.
7.
8.
9.
Đặc điểm hình ảnh siêu âm của u tuyến đa hình tuyến nước bọt mang tai
Ngô Tuấn Minh; Lê Vũ Duy; Nguyễn Anh Tú; Trần Quang Vinh; Hồ Văn Thạnh
10.
11.
12.
13.
14.
123

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ
Tòa soạn: Số 160 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Trưởng ban biên tập tạp chí Y - Dược học Quân sự: Thiếu tướng GS. TS. Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện Quân y
Giấy phép số 345/GP-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2002 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
® Thiết kế bởi Ban CNTT - Phòng KHQS - Học viện Quân y