Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá một số biến đổi về lâm sàng, chỉ số điện thần kinh ở bệnh nhân liệt dây VII trước và sau hai tuần điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi kết quả điều trị 62 bệnh nhân liệt dây VII ngoại vi, điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y từ tháng 6 - 2017 đến 10 - 2018. Kết quả: về lâm sàng: 93,55% bệnh nhân hồi phục cơ vòng mắt, cơ vòng miệng 74,19%, 100% bệnh nhân hồi phục chức năng cảm giác và chi phối thực vật của dây VII. Đánh giá theo thang điểm HB: khỏi hoàn toàn (HB I) 11,6%, HB II 36,5% và HB III 51,9%. Phục hồi về chỉ số điện thần kinh sau điều trị: tỷ lệ bệnh nhân có phản xạ nháy mắt tăng từ 0% lên 19,35% (p < 0,0001). Giảm thời gian tiềm tàng trung bình của đáp ứng R1, R2 và R2’ (p < 0,05). Chỉ số dẫn truyền của các nhánh thần kinh chi phối vận động cơ bám da ở nửa mặt thay đổi có ý nghĩa (p < 0,001). Có mối liên quan giữa nguyên nhân, thời gian vào viện với kết quả điều trị. Kết luận: bệnh nhân hồi phục chức năng của dây VII sau điều trị trên cả lâm sàng và các chỉ số điện thần kinh.
* Từ khóa: Liệt dây thần kinh số VII; Điện thần kinh; Lâm sàng.
Abstract
Objectives: To evaluate the pre-and post-treatment two weeks by clinical and electro- diagnostic to data changes of patients suffered from peripheral facial palsy. Subject and method: A prospective study with describing and monitoring the treatment outcome of 62 patients with peripheral facial palsy at Neurology Department, 103 Military Hospital from June 2016 to October 2018. Result: About clinical: Orbicularis oculi was recovered in 93.55% of patients; orbicularis oris: 74.19% and 100% of patients revovered sensory and autonomic function. Evaluation follow HB score: HB I was 11.6% of patients; HB II was 36.5% and HB III was 51.9% of patients. There was recovery of nerve conduction study after treatment: Rate of patients who had Blink reflex increased from 0% to 19.35% (p < 0.0001). Decrease in distal motor latency of R1, R2 and R2’ (p < 0.05). There was a significant difference of facial nerve motor conduction after treatment (p < 0.001). There was a statistically significant correlation between etiology, early hospital administration from the first week of the onset with results. Conclusion: There was recovery of facial nerve function on clinical and nerve conduction study after two weeks treatment.
* Keywords: Facial nerve; Nerve conduction study; Clinical.