TẠP CHÍ SỐ 6-TV NĂM 2017

Thay đổi kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Hoài Đức, Hà Nội sau 1 năm can thiệp

Nguyễn Thị Minh Thủy; Trần Quý Cát

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ < 6 tuổi của cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã. Đối tượng và phương pháp: từ 5 - 2015 đến 5 - 2016, hoạt động can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức PHSKT ở trẻ < 6 tuổi cho CBYT tuyến xã tại huyện Hoài Đức được tiến hành. 236 CBYT đã từng tham gia đánh giá trước can thiệp được phỏng vấn về kiến thức PHSKT nhằm đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp. Số liệu thu thập từ phỏng vấn được kết nối với số liệu đánh giá ban đầu thông qua mã số của đối tượng và phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả: sau 1 năm can thiệp, có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về khuyết tật (từ 91% lên 98,7%) và tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về dấu hiệu khuyết tật (từ 80,1% lên 98,7%). Tỷ lệ CBYT có kiến thức chung về PHSKT đạt thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) từ 71,6% lên 93,7%. Kết luận: hoạt động can thiệp đã góp phần nâng cao kiến thức về PHSKT cho CBYT tuyến xã. Cần nhân rộng hoạt động can thiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động PHSKT ở trẻ < 6 tuổi. * Từ khóa: Phát hiện sớm khuyết tật; Can thiệp; Kiến thức; Cán bộ y tế; Huyện Hoài Đức; Hà Nội.

Abstract

Objectives: To assess the changes in knowledge of early detection of disability (EDD) in children under 6 years old by commune health workers. Subjects and methods: From 5 - 2015 to 5 - 2016, communication interventions to improve EDD knowledge in children under 6 for Hoaiduc commune health workers were conducted. There were 236 people, who had participated in the baseline survey, and were interviewed with EDD knowledges. The data collected from interviews, was merged to the baseline data through the code of the study population and analyzed by SPSS. Results: After one year of intervention, there was a statistically significant change (p < 0.05) in the rate of health workers who has good disability knowledge (from 91% to 98.7%) and the rate of health workers who has good knowledge about signs of disabilities (from 80.1% to 98.7%). The rate of health workers who has good EDD knowledge has a statistically significant change (p < 0.05) (from 71.6% to 93.7%). Conclusion: Interventions have contributed to improve EDD knowledge for commune health workers. Consequently, interventions should be replicated to train human resources for EDD in children under 6 years. * Keywords: Early detection of disabilites; Intervention; Knowledge; Health staffs; Hoaiduc district; Hanoi.

BÀI VIẾT CÙNG SỐ

12
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Nghiên cứu nồng độ MCP-1 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Nguyễn Văn Hoàn; Phan Thế Dũng; Đoàn Văn Đệ; Nguyễn Lĩnh Toàn
8.
9.
10.
11.
Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đinh Huy Cương; Nguyễn Văn Chương; Nhữ Đình Sơn
12.
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Nguyễn Việt Phương; Nguyễn Minh Hải; Nguyễn Văn Dương; Hoàng TiếnTuyên
13.
14.
15.
Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler mạch ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển bé mạn tính có chỉ định điều trị gây xơ bọt
Nguyễn Minh Đức; Bùi Văn Dũng; Đặng Thị Việt Hà; Vũ Xuân Nghĩa; Nguyễn Trung Anh; Vũ Thị Thanh Huyền; Phạm Thắng
12

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ
Tòa soạn: Số 160 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Trưởng ban biên tập tạp chí Y - Dược học Quân sự: Thiếu tướng GS. TS. Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện Quân y
Giấy phép số 345/GP-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2002 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
® Thiết kế bởi Ban CNTT - Phòng KHQS - Học viện Quân y