Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm cộng hưởng từ (CHT) ở bệnh nhân (BN) u máu thể hang (UMTH) vị trí thân não được điều trị bằng dao Gamma quay. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 34 BN UMTH vị trí thân não và được xạ phẫu bằng dao Gamma quay tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 - 2008 đến 8 - 2016. Kết quả: 82,4% UMTH ở cầu não. 58,8% UMTH tăng tín hiệu trên xung T1W và T2W. 97,1% UMTH có viền hemosiderin giảm tín hiệu xung quanh. 85,3% BN có hình ảnh chảy máu trên phim CHT sọ não, trong đó 82,8% chảy máu bán cấp, 10,3% chảy máu cấp tính, 6,9% chảy máu mạn tính. 88,2% UMTH thuộc dạng I và II theo phân loại của Zambraski. Thể tích khối u trung bình trước điều trị 1.716,1 ± 1.237,9 mm3. 64,8% u UMTH có thể tích ≤ 2.000 mm3. Kết luận: CHT là phương pháp chẩn đoán có giá trị giúp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị UMTH.
* Từ khóa: U máu thể hang vị trí thân não; Đặc điểm cộng hưởng từ; Dao gamma quay.
Abstract
Objectives: To describe some magnetic resonance imaging features of patients with cavernomas on the brain stem treated by rotating Gamma knife. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 34 patients with cavernomas on the brain stem treated by rotating Gamma knife at the Nuclear Medicine and Oncology Center, Bachmai Hospital from October, 2008 to August, 2016. Results: Out of 34 patients, 82.4% had cavernomas on the pontine. 58.8% had cavernomas with the increasing signal on the image of T1-weighted and T2-weighted. 97.1% of patients had hemosiderin which decreased the surrounding signal. There were 85.3% of patients having the signs of bleeding stage in the head MRI. In particular, 82.8% of them were in subacute stage, 10.3% of them were in acute stage, 6.9% of them were in chronic stage. According to the categories of Zambraski, 88.2% of patients were in type I and II of cavernomas. Before treatment, the average tumor volume was 1,716.1 ± 1,237.9 mm3. There were 64.8% of cavernomas patients whose tumor volume was ≤ 2,000 mm3. Conclusion: MRI is a valuable diagnostic tool for cavernomas and contributes to a better treatment plan.
* Keywords: Cavernomas on the brain stem; Features of magnetic resonance imaging; Rotating Gamma knife.