TẠP CHÍ SỐ 6-TV NĂM 2018

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật kết hợp với sử dụng laser

Nguyễn Khang; Nguyễn Trung Dũng; Trương Xuân Quý

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đầu vào của bệnh nhân tham gia nghiên cứu và đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu (nhóm kết hợp điều trị với laser diode) với nhóm xử lý bằng phương pháp thường quy (không phẫu thuật sử dụng kháng sinh), làm cơ sở nhận xét và đưa ra kết luận vai trò của laser diode. Đối tượng và phương pháp: 67 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 46,00 ± 17,41 bị viêm quanh răng mạn tính toàn thể. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nhóm chứng (n = 31) điều trị theo cách thông thường (lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt chân răng, liệu pháp kháng sinh: cephalexin kết hợp alphachymotripsin). Nhóm nghiên cứu (n = 36) điều trị theo cách thông thường kết hợp laser diode (AMD laser, Mỹ, bước sóng 810 nm; công suất 7W; nguồn vào 110 - 240V. Kết quả: sau 2 tuần điều trị ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, kết quả lần lượt: độ sâu túi răng: 0,33 ± 0,46/0,66 ± 0,47; mức mất bám dính: 2,49 ± 0,79/2,99 ± 0,72; chỉ số lợi: 0,22 ± 0,42/0,65 ± 0,46; chỉ số chảy máu rãnh lợi: 0,22 ± 0,42/0,64 ± 0,46; chỉ số mảng bám: 0,13 ± 0,34/0,49 ± 0,49; độ lung lay răng: 1,40 ± 0,59/1,61 ± 0,49. Sau 2 tuần điều trị, kết quả tốt: 72,2% ở nhóm nghiên cứu, 22,6% ở nhóm chứng. Kết luận: sau 2 lần kết hợp laser diode đã cải thiện tích cực các chỉ số răng lợi, hiệu quả rõ rệt hơn so với chỉ sử dụng phương pháp thông thường. Điều này mở ra hướng điều trị mới không đau, an toàn và dễ thao tác, có thể áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện và cơ sở y tế. * Từ khóa: Viêm quanh răng; Laser diode; Túi quanh răng; Chỉ số lợi.

Abstract

Objectives: To determine the clinical and sub-clinical characteristics of patients enrolling the study (before treatment); to evaluate clinical and subclinical characteristics of patients after treatment between conventional group (non-surgery) and the study group (laser diode), as a basis for commenting and concluding the role of laser diode. Subjects and methods: 67 patients with an average age of 46.00 ± 17.41 suffered from chronic periodontal disease. The study was conducted by Clinical Intervention Study Protocol (with controlled). The control group (n = 31) was treated in a common method (remove tartar, smoothing the tooth root surface and antibiotic therapy: cephalexin combined with alphachymotripsin). The study group (n = 36) was treated in a common method with a combination of laser diode (AMD laser, USA, wavelength: 810 nm, capacity: 7W, input voltage: 110 - 240V). Results: After 2 weeks of treatment, the results in the study and control groups were recorded as follows: Average depth of pockets around the teeth: 0.33 ± 0.46/0.66 ± 0.47; average adhesion loss: 2.49 ± 0.79/2.99 ± 0.72; average gums index: 0.22 ± 0.42/0.65 ± 0.46; sulcus bleeding index: 0.22 ± 0.42/0.64 ± 0.46; plaque index: 0.13 ± 0.34/0.49 ± 0.49; the loose tooth index was 1.40 ± 0.59/1.61 ± 0.49. Good results after 2 weeks of treatment in the study group were 72.2% and 22.6% in the control group. Conclusion: It can be asserted that there has been a dramatic improvement in dental index scores just after combining with laser diode twice, which has significant efficacy of treatment compared to conventional method and opens a new direction of treatment with no pain, safety and easy procedure. This method can be widely applied in hospitals and medical facilities. * Keywords: Chronic periodontitis; Laser diode; Gums index.

BÀI VIẾT CÙNG SỐ

12
1.
Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang Giải thử khang GN16
Ngô Thị Tuyết Mai; Phan Văn Minh; Nguyễn Hoàng Ngân; Trần Quốc Bảo; Hoàng Thị Tình; Vũ Bình Dương
2.
3.
Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn
Lê Thị Bích Phương; Đỗ Minh Trung; Lê Văn Đông; Đỗ Quyết; Đồng Khắc Hưng
4.
5.
Giá trị dấu ấn sinh học DDK1 và HBx-LINE1 trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
Lê Trung Hải; Phan Quốc Hoàn; Nguyễn Tiến Thịnh; Lê Thanh Sơn; Ngô Tất Trung; Đào Đức Tiến; Lê Trung Hiếu; Đào Phương Giang và CS
6.
Hiệu quả sinh thiết phôi túi và chuyển một phôi túi đông lạnh trong chẩn đoán bệnh di truyền thalassemia
Nguyễn Thanh Tùng; Nguyễn Đình Tảo; Quản Hoàng Lâm; Trần Văn Khoa; Triệu Tiến Sang
7.
8.
9.
Hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục điều trị đợt cấp mất bù rối loạn chuyển hóa axít hữu cơ
Đào Hữu Nam; Tạ Anh Tuấn; Trần Minh Điển; Vũ Chí Dũng; Nguyễn Ngọc Khánh; Nguyễn Phú Đạt
10.
11.
Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ lồng ngực ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Cung Văn Đông; Ngô Tuấn Minh; Phùng Anh Tuấn; Phạm Minh Thông
12.
Triệu chứng lâm sàng và phân tích gen một số ca bệnh mucopolysaccharidosis týp 1
Lê Thị Thúy Hằng; Vũ Chí Dũng; Cấn Thị Bích Ngọc; Vũ Thị Minh Thu
13.
14.
15.
12

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ
Tòa soạn: Số 160 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Trưởng ban biên tập tạp chí Y - Dược học Quân sự: Thiếu tướng GS. TS. Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện Quân y
Giấy phép số 345/GP-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2002 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
® Thiết kế bởi Ban CNTT - Phòng KHQS - Học viện Quân y