Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm hình ảnh sỏi thận và một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến kết quả điều trị của kỹ thuật tán sỏi qua da (TSQD) đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 322 bệnh nhân (BN) sỏi thận được TSQD đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2018 - 5/2020. So sánh một số yếu tố kỹ thuật ở 2 nhóm sạch sỏi và còn sỏi bằng Chi bình phương test. Kết quả: Đa số BN có 1, 2 viên sỏi. Đa số BN có sỏi < 30 mm và thuộc phân độ I và II. Đa số BN có sỏi sót ≥ 30 mm và nằm ở các đài thận hoặc nhiều vị trí. Thời gian thực hiện kéo dài và tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật liên quan với tỷ lệ sót sỏi. Kết luận: TSQD đường hầm nhỏ là kỹ thuật có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng và thường được thực hiện với các sỏi đơn giản.
* Từ khóa: Sỏi thận; Tán sỏi qua da; Tỷ lệ sạch sỏi.
Abstract
Objectives: To describe the characteristics of kidney stone and to evaluate procedurerelated factors of minimal percutaneous nephrolithotomy (mini-PCNL). Subjects and methods: 322 patients with kidney stones undergoing for mini-PCNL from Jan 2018 to May 2020 at 103 Millitary Hospital were enrolled. Comparisons of the technique factors in the group of stone-free and residual stones were performed by Chi square test. Results: Majority of patients (79.2%) had one or two stones and mostly in Guy score I or II (79.2%). Majority of residual stones were larger than 30 mm, located in calyces. There was a correlation between the time of procedure as well as procedure-related complications and stone-free rate. Conclusion: Mini-PCNL is a highly successful technique with low complication rate and is performed for simple stone cases.
* Keywords: Kidney stones; Percutaneous nephrolithotomy; Stone free rate; Mini-PNCL.