Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa tinh trùng ít, yếu, dị dạng với kết quả thụ tinh, hình thái phôi và kết quả lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 168 cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên nhân do chồng được chia làm hai nhóm: tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng theo phân loại của WHO (2010) và so sánh với nhóm chứng gồm 53 cặp vợ chồng hiếm muộn có tinh trùng bình thường được thụ tinh bằng phương pháp ICSI. Kết quả: tỷ lệ thụ tinh của nhóm bệnh nhân tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng lần lượt 67,4 ± 21,2% và 58,7 ± 24,4%, thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường (77,5 ± 16,5%) với p < 0,05. Tỷ lệ phôi loại I và II của nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng tương đương nhau, nhưng thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng (25,7%) cao hơn nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng (17,5%), cả hai nhóm này thấp hơn nhóm có tinh dịch đồ bình thường (42,6%). Kết luận: cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên nhân tinh trùng ít, yếu và dị dạng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, số phôi tạo ra cũng như chất lượng phôi, tỷ lệ thai lâm sàng.
* Từ khóa: Tinh trùng ít, yếu, dị dạng; Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
Abstract
Objectives: To evalutate correlation between oligo-astheno-tetratozoospermia semen and fertility, embryo morphology and the clinical result. Subjects and methods: 168 couples with male factor infertillity. The patients were divided into oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia according to WHO (2010), which were compared with 53 infertility couples with normal semen. All couples underwent fertilization following intracytoplasmic sperm injection. Results: Fertilization rate of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia (67.4 ± 21.2% and 58.7 ± 24.4%, respectively) were significantly lower than normal semen (77.5 ± 16.5%) with p < 0.05. The number of I, II class embryo quality of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia were similar, but were lower than normal semen. Clinical pregnancy rate of oligo-astheno-tetratozoospermia (25.7%) was significantly higher than severe oligo-astheno-tetratozoospermia (17.5%), but both were significantly lower than normal semen (42.6%). Conclusions: Infertility couples with oligo-astheno-tetratozoospermia sperm had impact on fertilization, embryo quantity, quality and clinical pregnancy rate.
* Keywords: Oligo-astheno-teratozoospermia; Intracytoplasmic sperm injection.