Tóm tắt
Mục tiêu: xác định một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Stenotrophomonas maltophilia (S. maltophilia). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả ca bệnh ở 63 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do S. maltophilia đã điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Chia bệnh nhân làm hai nhóm: nhóm tử vong: 17 bệnh nhân; nhóm sống: 46 bệnh nhân. So sánh tần suất xuất hiện các triệu chứng về đặc điểm bệnh lý nền, dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai nhóm để tìm ra yếu tố tiên lượng có giá trị. Kết quả: trong số 17 BN tử vong, nam giới chiếm 11/17 (64,7%), ở nhóm bệnh nhân sống, nam giới chiếm 38/46 (82,6%). Tương tự các yếu tố: nhóm tuổi > 60 chiếm 14/17 bệnh nhân (82,4%) so với 25/46 bệnh nhân (54,3%); bệnh lý nền là đái tháo đường 10/17 bệnh nhân (58,5%) so với 12/46 bệnh nhân (26,1%); nhiệt độ sốt cao > 39ºC: 11/17 bệnh nhân (64,7%) so với 11/46 bệnh nhân (23,9%); suy hô hấp 9/17 bệnh nhân (52,9%) so với 4/46 bệnh nhân (8,7%); sốc nhiễm khuẩn 11/17 bệnh nhân (64,7%) so với 0/46 bệnh nhân (0%); tình trạng niệu niệu, vô niệu 6/17 bệnh nhân (35,3%) so với 2/46 bệnh nhân (4,3%); ure máu > 7,5 mmol/l: 9/17 bệnh nhân (52,9%) so với 12/46 bệnh nhân (26,1%); khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố trên cả hai nhóm (p < 0,05). Các yếu tố khác như nguồn nhiễm khuẩn bệnh viện; có điều trị kháng sinh trước đó; huyết áp < 90/60 mmHg; hôn mê; gan to; tiểu cầu < 100 G/l; PCT > 10 ng/ml; sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Kết luận: bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do S. maltophilia có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Các yếu tố tiên lượng nặng bao gồm: bệnh nhân > 60 tuổi, có bệnh lý nền đái tháo đường kèm theo, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, thiểu niệu, vô niệu, ure máu > 7,5 mmol/l.
* Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết; Stenotrophomonas maltophilia; Yếu tố tiên lượng nặng.
Abstract
Objectives: To identify some severe prognostic factors in patients with sepsis caused by Stenotrophomonas maltophilia (S. maltophilia). Subjects and methods: Retrospective combined prospective, descriptive cases in 63 patients with sepsis caused by S. maltophilia were treated at 103 Military Hospital and 108 Central Military Hospital. Patients enrolled in the study were divided into 2 groups: the mortality group including 17 patients, the survival group including 46 patients. Comparing between 2 groups on the frequency of the appearances of background pathology, epidemiology, clinical, subclinical between the two groups in order to identify valuable prognostic factors. Results: of the 17 deaths, males accounted for 64.7% (11/17 patients), in the survival group, males explained for 82.6% (38/46 patients), which was similar to factors such as the age > 60 years old occupying 82.4% (14/17 patients) compared with 54.3% (25/46); pathological background of diabetes was found in 10/17 patients (58.5%) compared with 12/46 patients (26.1%); high fever > 39ºC: 11/17 patients (64.7%) compared with 11/46 patients (23.9%); respiratory failure 9/17 patients (52.9%) compared with 4/46 patients (8.7%); septic shock 11/17 patients (64.7%) compared with 0/46 patients (0%); oliguria, anuria status 6/17 patients (35.3%) compared with 2/46 patients (4.3%); blood urea > 7.5 mmol/L 9/17 patients (52.9%) compared with 12/46 patients (26.1%); there was statistically significant difference between the two groups (p < 0.05). Other factors such as the source of hospital infections; previous antibiotics treatment; hypotension < 90/60 mmHg; coma; hepatomegaly; platelet counts < 100 G/l; PCT > 10 ng/mL; the difference was not statistically significant between the two groups. Conclusion: Patients with sepsis caused by S. maltophilia had relatively high mortality rate. Some prognostic factors include: patients over 60 years of age, pathological background was accompanied by diabetes, respiratory failure, septic shock, oliguria, anuria status, blood urea > 7.5 mmol/L.
* Keywords: Sepsis; Stenotrophomonas maltophilia; Severe prognostic factors.