Tóm tắt
Mục đích: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 30 bệnh nhân trẻ em < 16 tuổi, được điều trị viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả: tuổi trung bình 8,03 ± 3,99, nhiều nhất ở nhóm 6 - 10 tuổi. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu do tác nhân thực vật (n = 11) và tác nhân kim loại (n = 11). 27 mắt (90%) có vết thương xuyên giác mạc, chủ yếu là vết thương < 5 mm (n = 24). 25 mắt (83,3%) đục dịch kính độ 5. Trên siêu âm, 28 mắt (93,3%) vẩn đục dịch kính dày đặc thành đám, 1 mắt (3,3%) có dấu hiệu dày lên của hắc mạc. Hoại tử võng mạc thường dưới một góc phần tư (n = 26). 16 mắt (53,3%) có áp xe hắc võng mạc trên một góc phần tư. 6 mắt có bong võng mạc. Xét nghiệm vi sinh trực tiếp dương tính gặp 93,3% (n = 29), 63,3% vi khuẩn Gram (+). Trực khuẩn là tác nhân gây bệnh thường gặp (n = 20). Bệnh phẩm dịch kính có tỷ lệ xét nghiệm vi sinh dương tính cao hơn thủy dịch (p = 0,002). Kết quả nuôi cấy dương tính rất thấp (n = 1), phân lập được phế cầu. Kết luận: viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi 6 - 10, chủ yếu do vật sắc nhọn kim loại và thực vật gây ra. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính rất thấp. Khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh từ dịch kính cao hơn thủy dịch. Vi khuẩn Gram (+) là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.
* Từ khóa: Viêm mủ nội nhãn; Vết thương xuyên nhãn cầu; Trẻ em.
Abstract
Objectives: To describe clinical features, ultrasound results, Gram stain and culture results of endophthalmitis in pediatric penetrating ocular injuries. Subjects and methods: Prospective, non-controlled study. Case series of 30 eyes presenting with post-traumatic endophthalmitis between 2015 and 2016 were reviewed. Results: Mean age at presentation was 8.03 ± 3.99 years. Metallic and organic etiologies were the most common causes for injuries (n = 11). 27 cases had penetrating corneal trauma. Dense opaque vitreous was seen in 25 eyes as grade 5. Retinal necrosis below one quadrant and chorioretinal abscess above one quadrant were the most common fundus lesions. 6 eyes presented with retinal detachment. Dense vitreous opacity on ultrasound was the most common in our cases (n = 28). Gram stain positivity was 93.3%. Gram-positive bacteria were isolated in 63.3%. Vitreous samples were more often positive than aqueous (p = 0,002). Culture was positive only in 1 case of Streptococcus pneumoniae. Conclusion: Post-traumatic endophthalmitis in children is more common in boys 6 - 10 years of age and most often caused by injury with metallic and organic matter. Culture results were very low. Vireous samples were more often positive than aqueous. Gram-positive bacteria were the most common causative organism.
* Keywords: Endophthalmitis; Penetrating ocular injuries; Children.