Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cận lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư đường mật (UTĐM) trong gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả và hồi cứu trên 52 bệnh nhân (BN) chẩn đoán UTĐM bằng kết quả mô bệnh học và hóa mô miễn dịch. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 59,6% nam giới, tuổi trung bình là 60,9 ± 10,3. Tỷ lệ CA 19-9 tăng 63,5%, CEA tăng 44,2%. Kích thước u trung bình là 6,7 ± 3,5 cm. U di căn hạch chiếm 32,7%, di căn xương 11,5%. TNM (Tumour - Nodes - Metastasis) giai đoạn II và IV đều là 32,7%. Thể mô bệnh học của UTĐM trong gan chủ yếu là tuyến biệt hóa cao chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,4%. Dấu ấn CK7 dương tính ở 100% BN. CK19 dương tính chiếm 94,2%. Tỷ lệ dương tính thấp ở dấu ấn CK20, CDX2, P40. Kết luận: Nhuộm đồng thời nhiều dấu ấn hóa mô miễn dịch hiện nay rất hữu ích để chẩn đoán chính xác bệnh UTĐM trong gan.
* Từ khóa: Ung thư đường mật trong gan; Mô bệnh học; Hóa mô miễn dịch.
Abstract
Objectives: To describe subclinical manifestations, histopathological and immunohistochemical characteristics of intrahepatic cholangiocarcinoma (iCCA) patients. Subjects and methods: A descriptive, retrospective study was conducted on 52 iCCA patients. Diagnosis of iCCA was made based on histological assessment of liver biopsy specimen. Results: Among 52 patients (male 59.6%), mean age 60.9 ± 10.3. Regarding immunological tests, increased CA 19-9 was 63.5%, increased CEA was 44.2%. On abdominal CT scan, the mean tumor diameter was 6.7 ± 3.5 cm. Organ metastases included lymph node 32.7%, bone metastases 11.5%. TNM stage II and IV were 32.7%. The histopathological type of iCCA was mainly well-differentiated adenocarcinoma, accounting for the highest proportion with 40.4%. CK7 was positive in 100% of patients. CK19 was simultaneously positive with CK7 in 94.2% of patients. A low positive
rate was found in markers CK20, CDX2, P40. Conclusions: Simultaneous staining of multiple immunohistochemical markers is now very useful to accurately diagnose iCCA.
* Keyword: Intrahepatic Cholangiocarcinoma, Histopathological iCCA, Immunohistochemical iCCA.