TẠP CHÍ SỐ 7-TV NĂM 2021

Nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bệnh nhân ung thư có điều trị hóa chất tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103 năm 2019

Tạ Việt Hà, Vương Ánh Dương, Lê Đức Thịnh, Phạm Đức Minh

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu chăm sóc, can thiệp dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng ăn uống của bệnh nhân (BN) ung thư. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên BN ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103. Sử dụng phương pháp tính điểm suy dinh dưỡng (PG-SGA) và chỉ số BMI. Nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng được khuyến nghị dựa trên điểm PG-SGA, đồng thời đánh giá một số triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống của BN trong quá trình chăm sóc. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) và nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng tích cực lần lượt là 91% và 80,7%. BN ung thư đường tiêu hóa có tình trạng dinh dưỡng kém nhất và nhu cầu khuyến nghị can thiệp dinh dưỡng cao nhất. Nhóm SDD (BMI < 18,5) có nhu cầu can thiệp dinh dưỡng cao hơn (OR = 3,1) nhóm còn lại. Một số triệu chứng hay gặp gây ảnh hưởng đến khả năng ăn trong quá trình chăm sóc BN là chán ăn (65,1%), mệt mỏi (62,7%), thay đổi vị giác (61,8%), đau (37,3%), khô miệng (32,5%), mùi vị thức ăn (29,2%), khó nuốt (23,6%). Trong đó, chán ăn (OR = 2,1) và mệt mỏi (OR = 1,9) có ảnh hưởng nhiều nhất tới BMI của BN. Kết luận: SDD trên BN ung thư và nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao. BN càng SDD càng cần can thiệp dinh dưỡng tích cực. Trong khi đó, BN thường xuyên gặp các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống trong quá trình điều trị gây khó khăn cho việc cung cấp, bổ sung năng lượng qua đường tiêu hóa, tăng nguy cơ SDD. Cần đẩy mạnh can thiệp dinh dưỡng giúp quá trình chăm sóc và điều trị BN ung thư đạt hiệu quả hơn. * Từ khóa: Chăm sóc dinh dưỡng; Ung thư; Triệu chứng ảnh hưởng ăn uống; PG-SGA.

Abstract

Objectives: To investigate the need for care, triage nutritional intervention of cancer patients, and some factors affecting the patient's eating ability. Subjects and methods: A descriptive study on cancer patients treated at Oncology Center, 103 Military Hospital. The method of calculating the malnutrition score of cancer patients (PG-SGA) and BMI was used. Nutritional care needs were recommended based on the patient-generated nutrition score (PG-SGA). In addition, some symptoms affecting the patient's eating during the care process were evaluated. Results: The rate of malnutrition in cancer patients and the need for intensive nutritional care were 91% and 80.7%, respectively. Patients with gastrointestinal cancer had the poorest nutritional status and the highest need for nutritional intervention recommendations. The malnourished group (BMI < 18.5) had a higher need for nutritional intervention (OR = 3.1) than the other. Some common symptoms affecting the ability to eat during patient care were anorexia (65.1%), fatigue (62.7%), taste changes (61.8%), pain (37.3%), dry mouth (32.5%), food taste (29.2%), difficulty swallowing (23.6%). In which, anorexia (OR = 2.1) and fatigue (OR = 1.9) had the most influence on BMI. Conclusion: Malnutrition in cancer patients and the need for nutritional care account for a high rate. The more malnourished the patient is, the more aggressive nutritional interventions are required. Meanwhile, patients often experience symptoms that affect eating during treatment, making it difficult to provide and supplement energy through the digestive tract, increased risk of malnutrition. It is necessary to promote nutritional interventions to improve the care and treatment of cancer patients to be more effective. * Keywords: Nutritional therapy; Cancer patients; Nutritional impact symptoms; Patient-Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA).

BÀI VIẾT CÙNG SỐ

12
1.
Tối ưu hóa công thức màng bao pellet verapamil hydroclorid giải phóng kéo dài
Trương Đức Mạnh, Võ Xuân Minh, Phan Thị Hòa, Nguyễn Văn Bạch
2.
3.
Xây dựng quy trình phát hiện đột biến gen COL7A1 gây bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh ứng dụng trên tế bào phôi
Triệu Tiến Sang, Trần Văn Khoa, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thanh Tùng, Dương Đình Hiếu, Trần Ngọc Thảo My, Nguyễn Thị Hạnh, Vũ Văn Tâm
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
12

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ - PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ
Tòa soạn: Số 160 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Trưởng ban biên tập tạp chí Y - Dược học Quân sự: Thiếu tướng GS. TS. Hoàng Văn Lương - Phó Giám đốc Học viện Quân y
Giấy phép số 345/GP-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2002 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
® Thiết kế bởi Ban CNTT - Phòng KHQS - Học viện Quân y